Rau răm: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn khỏi "rước họa vào thân"
Ngoài tác dụng làm rau gia vị khá phổ biến, rau răm còn có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Thế nhưng rau răm cũng có 'chống chỉ định' với một số người, hoặc không nên kết hợp rau răm với những thực phẩm sau để tránh gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Rau răm (hay còn gọi là thủy liễu) có vị cay, tính ấm, không có độc, có tác dụng chữa đau bụng lạnh, các vết thương do rắn cắn, chữa tràng ghẻ, cước khí (sưng chân – mùa đông chân tay hay bị cước), hắc lào, trĩ, nôn, sốt...
Cũng được xếp vào loại rau gia vị rất quen thuộc chuyên ăn kèm với các món ăn có tính chất tanh như lòng lợn, trứng vịt lộn, chai hến,…để đánh bay mùi tanh của thực phẩm cũng như tăng thêm hương vị cho món ăn.
Tuy nhiên, một tác dụng phụ lớn nhất của rau răm mà ai cũng biết đó là làm giảm ham muốn tình dục của nam giới.
Công dụng chữa bệnh của rau răm trong đông y:
Đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
Cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.
Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày
Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm)
Rắn cắn: Nước rau răm thực sự có nhiều công dụng đối với bạn đấy! Đặc biệt là trong việc điều trị rắn cắn. Cách làm này đã được các cụ áp dụng từ rất lâu rồi.
Chỉ cần hái 1 nắm lá rau răm tươi rồi rửa sạch. Cho vào cối giã nát và chắt lấy nước cốt. Phần nước đem uống còn phần bã lấy đắp vào chỗ rắn cắn.
Để mang lại hiệu quả tốt nhất thì cần buộc phần trên chỗ bị rắn cắn lại và sơ cứu người bệnh sớm nhất có thể.
Người bị hắc lào, ghẻ: Cây rau răm còn được biết đến với công dụng chữa các bệnh ngoài da. Ví dụ như ghẻ lở hay hắc lào chẳng hạn. Cách thực hiện rất đơn giản. Cứ lấy cả cây rau răm đem ngâm với rượu nếp. 2 ngày sau thì mang ra bôi vào chỗ cần điều trị.
Hoặc bạn cũng có thể giã nát rau răm ra rồi trộn cùng với rượu ủ trong 48 tiếng rồi lấy ra đắp vào chỗ da bị bệnh. Sau đó băng cố định lại là được.
Đánh bay các vết bầm tím: Hái lấy 1 nắm lá rau răm làm sạch rồi giã nát ra. Sau đó trộn cùng với long não. Nếu không có thì trộn cùng đầu long não cũng được. Đắp vào chỗ bị thương và băng lại.
Mụn bị sưng: Mụn nhọt, mụn trứng cá xuất hiện trên mặt khá mất thẩm mỹ. Để ngăn chặn tình trạng này đồng thời mau chóng đuổi chúng đi thì bạn làm như sau.
Lấy rau răm làm sạch rồi cho vài hạt muối vào giã nát. Đắp hỗn hợp lên chỗ bị mụn và cố định lại là được.
Một ngày thay băng một lần. Hỗn hợp này vừa giúp sát trùng vừa giúp mụn mau tiêu độc.
Đau tim không lý do: Chỉ cần 1 nắm to rễ rau răm đun cùng với nước để uống. Khi uống thì hòa với 1 chén rượu trắng là được. Mỗi lần dùng 1 chén hỗn hợp trên thôi.
Say nắng, không tỉnh táo: Bạn cần những nguyên liệu sau để chữa say nắng. Đầu tiên là cần rễ đinh lăng 16g, sâm bổ chính đã tẩm với nước gừng 20g. Thêm vào đó là mạch môn 10g và rau răm 30g nữa là được. Cho tất cả đi sao vàng lên rồi đem đun vùng 600ml nước sạch. Nếu không sao vàng thì bạn đem phơi khô lên cũng được.
Đun đến khi nước cạn còn ⅓ thì tắt bếp và chắt lấy nước cốt chia ra 2 bữa để uống trong ngày.
Khi ăn rau răm, chúng ta cần phải chú ý một số điều:
Phụ nữ không nên ăn rau răm trong ngày "đèn đỏ"
Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nên tránh ăn rau răm vì nó có thể gây ra hiện tượng rong huyết.
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm
Loại rau thơm này có vị cay, tính ấm, tính thơm, hành khí mạnh (khí hành dẫn đến huyết hành), có khả năng kích thích tử cung, làm ra thai. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm.
Tuy nhiên, bà bầu chỉ ăn vài ngọn rau răm cùng với trứng vịt lộn… sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Chỉ khi dùng rau răm với lượng lớn như giã uống hay sắc làm thuốc uống thì mới gây ra nguy hiểm lớn. Trong dân gian, người ta hay dùng rau răm để làm sảy thai tự nhiên.
Không ăn rau răm quá thường xuyên
Một tác dụng phụ của rau răm mà ai cũng biết là giảm ham muốn tình dục. Theo Đông y, ăn nhiều rau răm sinh nóng rét, giảm tinh khí, tổn thương tủy, suy yếu tình dục. Cả nam và nữ ăn nhiều và thường xuyên ăn rau răm đều có thể gặp tình trạng suy giảm ham muốn tình dục. Nam giới ăn nhiều loại rau này có thể kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Trong khi đó, phụ nữ có thể gặp tình trạng mất chu kỳ kinh nguyệt.
Những người máu nóng, suy nhược cơ thể cũng không nên ăn rau răm.
Ảnh hưởng đến ham muốn tình dục
Bác sĩ y học cổ truyền cho rằng lạm dụng rau răm sẽ khiến cơ thể vừa nóng lại vừa rét. Sinh lực suy giảm rõ rệt, ảnh hưởng đến ham muốn tình dụng, ảnh hưởng tủy.
Cụ thể nếu phụ nữ ăn nhiều rau răm không những giảm ham muốn mà có thể còn mất chu kỳ kinh nguyệt. Còn nam giới có thể bị cương dương, suy giảm tinh khí.
Không có nhận xét nào: